Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển khai những cải cách lớn trong quy trình tuyển sinh đại học. Những điểm mới đáng chú ý bao gồm:
Bỏ xét tuyển sớm: Tránh tình trạng bất công bằng giữa các phương thức tuyển sinh, tất cả thí sinh sẽ tham gia xét tuyển đồng loạt sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Quy định này nhằm tạo ra một sân chơi công bằng hơn, giảm áp lực đè nặng và nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong giới trẻ.
Sử dụng kết quả học tập cả ba năm THPT: Thay vì chỉ xét điểm lớp 12 như trước đây, kết quả học tập của cả ba năm THPT sẽ được tính đến, giúp đánh giá toàn diện quá trình học tập của thí sinh. Quy định này còn khích lệ thí sinh duy trì động lực học tập xuyên suốt quá trình ba năm phổ thông, không chỉ dồn sức trong năm cuối.
Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ: Nhằm hỗ trợ thí sinh có điều kiện và trình độ ngoại ngữ quốc tế, Bộ cho phép quy đổi chứng chỉ IELTS, TOEFL, SAT,... ra điểm thi tương đương trong quá trình xét tuyển. Việc này không những ghi nhận nỗ lực của thí sinh trong học tập ngoại ngữ mà còn tiết kiệm thời gian, giảm áp lực thi cử.
Không giới hạn tổ hợp xét tuyển: Các trường đại học được phép linh hoạt hơn trong việc lựa chọn tổ hợp môn để xét tuyển, thay vì bị gò bó trong một số tổ hợp truyền thống như trước đây. Điều này giúp phát huy năng lực cá nhân của thí sinh, tạo điều kiện để các em lựa chọn tổ hợp phù hợp nhất với thế mạnh và định hướng nghề nghiệp của mình.
Ảnh hưởng đến thí sinh và xã hội:
Cải cách tuyển sinh được đánh giá là bước tiến lớn nhằm đổi mới cách tiếp cận giáo dục đại học tại Việt Nam. Đối với thí sinh, những thay đổi này yêu cầu các em phải có định hướng học tập ngay từ lớp 10, duy trì nỗ lực ổn định và liên tục. Phụ huynh và nhà trường cũng cần thay đổi phương pháp đồng hành, định hướng, không chỉ chạy theo "thành tích cuối cùng".
Về mặt xã hội, cải cách này hứa hẹn giảm tình trạng loạn tuyển sinh, lịch thi lại, tuyển chặn để đạt đệm các tiêu chí như những năm trước. Quan trọng hơn, nó đặt nền tảng cho một hệ thống giáo dục hướng tới chất lượng và bền vững.
Đầu tư tài chính vào giáo dục, cụ thể là cho con cái đi du học ở các nước tiên tiến là một sự đầu tư cho tương lại. Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để mọi người tiến lại gần nhau hơn
Trong khi đổi mới giáo dục đang là mục tiêu lớn của quốc gia, thì tình trạng học sinh chịu áp lực nặng nề vì thi cử, điểm số và bệnh thành tích vẫn đang diễn ra trên diện rộng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn về hiệu quả thực sự của giáo dục hiện nay.